Cấu trúc đề thi vào 10 Tiếng Anh | Kiến thức Tiếng Anh thi vào 10 năm 2023
Bài viết cập nhật cấu trúc đề thi vào 10 Tiếng Anh năm 2023 mới nhất giúp học sinh nắm được phạm vi kiến thức môn Tiếng Anh cần ôn luyện để sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
Cấu trúc đề thi Tiếng Anh vào lớp 10 được chia thành 2 phần chủ yếu: Trắc nghiệm và Tự luận. Mỗi phần trong đề thi tiếng Anh bao gồm nhiều câu hỏi đa dạng, chủ yếu xoay quanh nội dung bài học trong chương trình tiếng anh cấp THCS, đặc biệt là chương trình lớp 9.
Trong đó, đề trắc nghiệm chiếm phần lớn số điểm bài thi, với tỷ lệ thông thường là 70%. Hình thức trắc nghiệm phổ biến nhất là chọn đáp án đúng trong 4 đáp án A, B, C, D bằng cách khoanh tròn vào đề thi hoặc tô tròn câu trả lời trong tờ giấy đáp án.
Phần tự luận chiếm 30% điểm số bài thi, thường bao gồm 2 dạng bài tập:
- Sắp xếp từ/cụm từ thành câu có nghĩa;
- Viết lại câu cùng nghĩa với câu đã cho.
Các dạng bài Tiếng Anh phổ biến trong phần thi trắc nghiệm
Phạm vi đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh khá rộng, câu hỏi được thể hiện qua nhiều dạng bài tập khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 7 dạng bài thường thấy nhất trong phần thi trắc nghiệm tiếng anh vào lớp 10:
Dạng 1: Bài phát âm, trọng âm
Hai dạng bài này thường rất ngắn và không quá khó. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh một số quy tắc nhất định như:
- Bài phát âm: Phổ biến nhất là phân biệt đuôi –ed, đuôi –s/-es hoặc cách phát âm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi.
- Bài trọng âm: Hầu hết là yêu cầu phân biệt trọng âm với từ 2 hoặc 3 âm tiết.
Dạng 2: Dạng tìm lỗi sai
Mục đích của dạng bài tìm lỗi sai là kiểm tra độ nhạy bén của học sinh trong việc phát hiện và xử lý vấn đề nhiều lỗi ngữ pháp khác nhau như:
- Lỗi sai về cách dùng từ loại, ngữ nghĩa của từ
- Lỗi sai về cách chia thì của động từ
- Lỗi sai về vị trí sắp xếp các từ hoặc cụm từ trong câu, nhất là câu đảo ngữ.
Dạng 3: Dạng bài hoàn thành câu
Dạng bài này đòi hỏi học sinh cần phải nắm vững ngữ pháp cơ bản. Tuy câu hỏi ngắn nhưng phạm vi kiến thức lại vô cùng rộng.
Các kiến thức bạn nên ôn tập để giải quyết dạng bài này bao gồm:
- Giới từ chỉ thời gian, nơi chốn
- Cụm động từ thông dụng (phrasal verbs)
- Các thì của động từ
- Cấu trúc với V-ing
- Trạng từ liên kết
- Liên từ chỉ lý do, nguyên nhân, mục đích
Dạng 4: Dạng bài hoàn thành đoạn hội thoại, giao tiếp
Hội thoại giao tiếp tưởng chừng là dạng bài dễ nhưng trên thực tế, nhiều bạn vẫn mắc phải sai lầm trong quá trình làm bài thi. Các bạn nên lưu ý hơn với những câu mời mọc và cách đáp lại lời mời hoặc câu đề nghị và cách đồng ý hay từ chối làm sao cho hợp lý.
Dạng 5: Dạng bài đọc, hiểu nội dung biển báo, hình ảnh
Tận dụng sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội, dạng này này đang dần trở nên phổ biến.
Để làm đúng nội dung biển báo, hình ảnh, học sinh cần chú ý các đoạn tin nhắn, lời nhắc trên mạng xã hội và cách hành văn của sách báo online hoặc nội dung tờ rơi quảng cáo.
Dạng 6: Dạng bài chọn từ hoàn thành bài văn
Dạng bài này thường được thể hiện dưới dạng một đoạn văn dài, trong đó có chừa những chỗ trống cần điền vào với gợi ý 4 đáp án A, B, C, D tương ứng.
Nhiệm vụ của học sinh là đọc sơ toàn bài rồi chọn câu trả lời đúng cho mỗi chỗ trống. Đó có thể là mảng kiến thức liên quan đến: nghĩa và cách dùng các danh từ, động từ, giới từ, tính từ thông dụng, cấu trúc câu hoặc đại từ quan hệ.
Dạng 7: Dạng bài đọc – hiểu văn bản
Đọc – hiểu là dạng bài không thể thiếu trong cấu trúc đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 phần trắc nghiệm. Dạng bài này thường bao gồm 1 văn bản dài với số lượng lớn từ vựng, ngữ pháp đa dạng.
Tránh mất thời gian làm bài, tất cả những gì bạn cần làm là nắm được nội dung chính, bố cục toàn bài và nội dung từng đoạn. Sau đó, xác đích mục đích câu hỏi rồi tìm thông tin trong văn bản sao cho trả lời chính xác câu hỏi đó.
ác dạng bài đặc trưng trong phần thi tự luận
Dạng 1: Dạng bài viết lại câu
Viết lại câu là dạng bài quen thuộc trong phần tự luận đề thi tiếng anh vào lớp 10.
Thông thường, đề bài sẽ cho sẵn 1 câu và 1 từ/cụm từ gợi ý. Sau đó, yêu cầu viết một câu khác, sao cho sử dụng đúng cấu trúc với từ/cụm từ gợi ý và có cùng nghĩa với câu đã cho.
Một số cấu trúc thường xuất hiện trong dạng bài này là: so sánh hơn, so sánh nhất của tính từ, các thì của động từ, cấu trúc “If”, “wish”, “suggest”, “be suggested that...”, biến đổi từ chủ động thành bị động.
Dạng 2: Dạng bài sắp xếp từ/cụm từ thành câu có nghĩa
Dạng bài này có phần khó khăn hơn khi chỉ cho sẵn một vài từ gợi ý theo đúng trật tự câu. Nhiệm vụ của học sinh là dựa vào những từ đó và vốn kiến thức ngữ pháp của mình, viết lại thành một câu có nghĩa.
Phần cấu trúc ôn tập tương tự như khi làm bài viết lại câu phía trên.