Chuyên gia nêu những ưu điểm nổi bật của đường sắt tốc độ cao
Từng trải nghiệm đường sắt tốc độ cao tại các nước, PGS.TS Võ Trí Hảo nêu những ưu điểm nổi bật của đường sắt tốc độ cao.
Với trải nghiệm đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường thủy tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, ASEAN, PGS.TS Võ Trí Hảo nhận thấy những ưu điểm nổi bật của đường sắt tốc độ cao, để trả lời cho câu hỏi vì sao nên triển khai sớm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tính kỷ luật: Tính đúng giờ của đường sắt, lâu dần rèn nên tính kỷ luật của dân tộc đó.
Hạn chế xung đột về giao thông: Giao thông đường sắt không xảy ra xung đột giữa các luồng giao thông đường phố, nơi mỗi phương tiện được điều khiển bởi một tài xế độc lập, không biết đến kế hoạch, ý định của nhau.
Giảm bớt ùn tắc giao thông, hấp dẫn du khách, nhờ khả năng ngầm hóa chạy xuyên tâm qua các đô thị lớn.
Nhà ga trung tâm (Hauptbanhhof) của Berlin, Đức cho thấy ưu thế tuyệt đối của đường sắt điện khí hóa (do không phát ra khí thải) nên có thể thiết kế chui vào lòng đất, chạy xuyên tâm các đô thị lớn.
Từ đây tạo ra bốn hiệu ứng khác:
Thứ nhất, hành khách không cần phải sử dụng xe buýt, metro hay các phương tiện giao thông công cộng để nối tuyến, để đi ra khu vực ngoại ô, tới các bến xe đông đúc xa trung tâm kiểu như Mỹ Đình (Hà Nội) hay bến xe Miền Đông mới (TP.HCM).
Điều này cắt giảm được hàng ngàn chuyến xe buýt trung chuyển hành khách qua lại giữa khu vực trung tâm và ngoại ô, hạn chế ùn tắc.
Thứ hai, tiết kiệm chi phí cho hành khách không còn phải tốn tiền đi taxi ra bến xe ngoại thành để lên xe khách về quê (như bến xe Miền Đông mới, cách trung tâm 15km). Hay từ nội thành lên sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc từ TP.HCM ra sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Đây là sự hấp dẫn giữa đường sắt cao tốc so với máy bay.
Thứ ba, khách du lịch từ các địa phương khác tới tham quan, thường ưu tiên tham quan khu vực trung tâm, cũng sẽ tiết kiệm chi phí. Bởi vậy thành phố thêm phần hấp dẫn dưới con mắt khách du lịch.
Thứ tư, điện khí hóa đường sắt, so với hàng không, giao thông đường bộ sẽ góp phần cắt giảm khí nhà kính.
Ngoài ra có thể khai thác đa dụng cùng một đường ra khi cần thiết. Khác với công nghệ đệm từ hay one loop, công nghệ đường sắt cao tốc dùng đường ray sắt, bánh xe vẫn có thể khai thác đa dụng.
Thực tế nước Đức không dùng công nghệ đệm từ, mà dùng công nghệ đường sắt điện khí hóa tốc độ cao.
Cùng chung một đường ray, nhưng các loại đầu tàu với cấu trúc chịu lực và tốc độ khác nhau có thể cùng khai thác chở khách, chở hàng luân phiên.
Đọc bài gốc tại đây.
0 Nhận xét